- Tác dụng của việc trồng cây trong nhà vệ sinh
- Vì sao nên trồng cây Trầu Bà trong nhà vệ sinh?
- Cây lưỡi hổ – ông vua của các dòng cây lọc không khí
- Hoa lan là loài hoa quý phái
- Huệ hòa bình có khả năng lọc bỏ độc tố một cách tuyệt vời
- Đặt một chậu cây Lô Hội trong WC nhà bạn
- Cây Cọ Xanh mang ý nghĩa phong thủy rất tốt
- Cây Thường Xuân leo có tác dụng làm sạch không khí
- Cây Vạn Niên Thanh sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu sáng
- Cây Đa Búp Đỏ không tốn thời gian chăm sóc
- Cây bạc hà khử mùi và diệt khuẩn
- Hoa Dành Dành mang lại cảm giác dễ chịu thư thái
- Cây Dây Nhện hấp thụ độc tố
Khu vực nhà vệ sinh là nơi thường xuất hiện mùi hôi và ẩm ướt. Vì thế, nhiều gia đình hay đặt vài chậu cây cảnh. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có thể sống được trong môi trường đặc biệt này. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 12 cây trồng trong nhà vệ sinh giúp thanh lọc không khí.
Tác dụng của việc trồng cây trong nhà vệ sinh
Nghiên cứu của NASA đã cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số lượng lớn các hóa chất độc hại như: benzene, trichloroethylene, ammonia,… Nhưng các nhà khoa học NASA cho rằng các cây cảnh trong nhà thông thường có thể là vũ khí có giá trị trong cuộc chiến chống lại mức độ gia tăng ô nhiễm bằng cách lọc không khí trong nhà.
Đặc biệt nhà vệ sinh được xem là môi trường có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu nhà vệ sinh của gia đình bạn không sạch sẽ, thông thoáng thì sẽ trở thành nguồn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Vì sao nên trồng cây Trầu Bà trong nhà vệ sinh?
Cây Trầu Bà là loại cây cảnh đầu tiên và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu, với tác dụng hút được khí độc của máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư và nhiều chất hóa học khác, đồng thời đây là loại cây lọc không khí rất tốt. Cây cực kì dễ trồng và dễ sống, hợp với môi trường mát, ít ánh nắng trực tiếp như nhà vệ sinh.
Ngoài ra cây Trầu Bà có loại trồng thủy sinh chỉ cần khi hết nước bạn đổ thêm vào mà không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc.
Cây lưỡi hổ – ông vua của các dòng cây lọc không khí
Đặc tính: Với đặc điểm ưa bóng râm, có thể sống trong phòng thiếu ánh sáng với khoảng thời gian dài mà cây Lưỡi Hổ cũng là lựa chọn phù hợp. Lá của cây có thể hút hơi ẩm cùng khí độc hại trong nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, cây Lưỡi Hổ còn hấp thụ rất tốt độc tố gây ung thư. Vào ban đêm, cây hấp thụ carbon dioxide và “nhả” khí oxy. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính vì cây có khả năng khử được từ tính phát ra từ các thiết bị điện tử trên.
Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần và không cần tưới nhiều. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.
Hoa lan là loài hoa quý phái
Hoa lan là loài hoa quý phái, để trang trí nơi bồn rửa mặt, phản chiếu qua gương sẽ tôn thêm vẻ sang trọng cho phòng tắm. Đây là loại cây có thể sống được với nhiều môi trường khác nhau, kể cả ẩm ướt hay ấm áp, bóng râm hay nắng nhẹ. Tùy đặc tính của từng loại lan mà người trồng cần sử dụng loại đất trồng, tưới nước và bón phân phù hợp.
Huệ hòa bình có khả năng lọc bỏ độc tố một cách tuyệt vời
Huệ hòa bình được biết đến với khả năng loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, xylen, toluen và trichloroethylene tuyệt vời từ không khí. Đây là dòng cây có thể trồng thuỷ sinh hoặc đất tùy theo ý thích của bạn. Ngoài ra cây còn ra hoa màu trắng rất đẹp thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc hoặc bàn ăn.
Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.
Đặt một chậu cây Lô Hội trong WC nhà bạn
Cây Lô Hội đã quá quen thuộc với chúng ta bởi tác dụng từ việc làm đẹp không gian cho đến tác dụng đối với sức khỏe. Cây Lô Hội còn có tên gọi khác là cây Nha Đam, Cây Lao Vỹ,…
Trồng cây Lô Hội trong nhà có tác dụng thanh lọc không khí, giải phóng oxi, hút các khí có hại cho cơ thể con người như: cacbondioxit, andehit fomic, cacbonic,…Ngoài ra cây còn có tác dụng hút các chất bụi bẩn, tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong không khí.
Vì vậy bạn có thể đặt một chậu cây Lô Hội trong nhà vệ sinh để giúp điều hòa không khí, hút các khí ẩm mốc và giảm thiểu các nguồn bệnh.
Cây Cọ Xanh mang ý nghĩa phong thủy rất tốt
Cây Cọ Xanh mang một vẻ đẹp duyên dáng với thành phần chính là một “bộ máy” lọc amoniac. Đó cũng là lý do vì sao mà cây Cọ Xanh được chọn là loại cây đặt trong nhà tắm và nhà vệ sinh.
Trong phong thủy, cây Cọ Xanh bên cạnh lợi ích làm thuốc còn có tác dụng sinh tài, giữ của. Các chuyên gia có một lời khuyên rằng gia đình có thể trồng cây cọ trong sân vườn hoặc chậu, khu vực nhà vệ sinh sẽ rất tốt cho sức khỏe con người.
Cây Thường Xuân leo có tác dụng làm sạch không khí
Cây Thường Xuân leo với đặc điểm thân leo và rủ xuống xung quanh chậu, nhìn rất đẹp mắt. Cây Thường Xuân có tác dụng làm sạch không khí, tiêu diệt vi khuẩn và ưa bóng râm. Vì vậy đây là người bạn đồng hành của nhiều gia đình khi muốn làm sạch không khí không gian nhà vệ sinh.
Đặc điểm của cây Thường Xuân đó là ưa độ ẩm cao, thích bóng râm. Vì vậy bạn có thể đặt bên cửa sổ để giúp cho không gian nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ hơn, thông thoáng hơn.
Cây Vạn Niên Thanh sinh trưởng tốt trong môi trường thiếu sáng
Cây Vạn Niên Thanh là một trong những loại cây dễ trồng và có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Trên thực tế loại cây này có khả năng thanh lọc benzen và formaldehyde hiệu quả, ngoài ra cây cũng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ít ánh sáng.
Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.
Cây Đa Búp Đỏ không tốn thời gian chăm sóc
Cây Đa Búp Đỏ cũng là loại cây có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Cây cực kỳ dễ trồng, có thể dễ dàng sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu ánh sáng. Trồng đa búp đỏ, bạn có thể giúp môi trường sống của mình trở nên trong lành hơn nhiều mà không cần quá tốn công chăm sóc cho cây.
Cách chăm sóc: Cây không ưa nước, tưới 1 tuần/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.
Cây bạc hà khử mùi và diệt khuẩn
Tinh dầu bạc hà có thể đốt lấy hương thơm trong phòng ngủ hoặc phòng tắm vì mùi hương đặc biệt của nó. Thay vì sử dụng tinh dầu, bạn cũng có thể trồng một cây bạc hà ngay trong phòng tắm để khử mùi hay diệt khuẩn. Ngoài ra, loại cây này còn có thể đuổi được muỗi và một số côn trùng khác.
Tỉ lệ sống của cây rất cao, có thể sinh trưởng được trong môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng như phòng tắm. Loại cây này rất dễ trồng, chỉ cần lấy một đoạn thân là có thể trồng ra được một chậu to.
Hoa Dành Dành mang lại cảm giác dễ chịu thư thái
Cây Hoa Dành Dành còn có tên gọi khác là cây Hoa Chi Tử. Cây Hoa Dành Dành có hoa màu trắng, thơm, mang lại cảm giác dễ chịu. Loại cây cảnh này có tác dụng chống ô nhiễm không khí nên được nhiều gia đình lựa chọn trồng.
Cây Hoa Dành Dành ưa thích môi trường ẩm ướt, nhiều ánh sáng nên khi để trong nhà tắm, nhà vệ sinh bạn nên đặt cây bên cạnh cửa sổ, nơi có ánh sáng trực tiếp sẽ giúp thanh lọc không khí rất tốt.
Cây Dây Nhện hấp thụ độc tố
Cây Dây Nhện có khả năng quang hợp dưới ánh sáng kém. Nó hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như carbon monoxide, formaldehyde. Ngoài ra, nó còn có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như aldehyde formic thành đường và ammonia acid. Chỉ cần một chậu cây nhỏ là đủ để làm sạch không khí trong không gian nhà tắm, nhà vệ sinh của gia đình bạn rồi.
- Hút bể phốt tại quận Cầu Giấy
- Hút bể phốt tại quận Đống Đa
- Hút bể phốt tại quận Hà Đông
- Hút bể phốt tại quận Hai Bà Trưng
- Hút bể phốt tại quận Hoàn Kiếm
- Hút bể phốt tại quận Hoàng Mai
- Hút bể phốt tại quận Từ Liêm
- Hút bể phốt tại quận Tây Hồ
- Hút bể phốt tại quận Thanh Xuân
- Hút bể phốt tại quận Long Biên
- Hút bể phốt tại Đông Anh