- Bể Aerotank là gì?
- Đặc điểm và cấu tạo của bể Aerotank
- Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank
- Thế mạnh – hạn chế của bể Aerotank
- Thế mạnh
- Hạn chế
Bể Aerotank là gì?
Bể Aerotank là bể dùng cho quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Bể này ra đời vào năm 1887 và hoạt động nhờ vào các vi sinh vật. Chúng có khả năng oxi hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải.
Đặc điểm và cấu tạo của bể Aerotank
Bể Aerotank có cấu tạo đơn giản. Đó là một khối hình chữ nhật bên trong được bố trí hệ thống phân phối khí. Ví dụ như: đĩa thổi khí, ống phân phối khí. Điều đó giúp tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước
Bể này có kích thước tùy thuộc vào hệ thống xử lý nước thải của người sử dụng. Hình dạng bể có nhiều dạng như hình chữ nhật, hình tròn, hình khối trụ. Nhưng thường ở Việt Nam hay sử dụng bể hình chữ nhật. Aerotank có chiều cao từ 2,5m trở lên. Lý giải nguyên nhân này là bởi mục đích sử dụng. Khi ta sục khí vào thì lượng không khí kịp hòa tan trong nước, nếu thấp thì sẽ bùng lên hết không có oxi hòa tan. Trừ 1 số loại có thể phân phối khí dưới dạng nano hay ion… Hiện nay trên thị trường có cả những giá thể dạng tấm, dạng cầu,.. để phù hợp hơn với một vài trường hợp có diện tích đặc biệt.
Tuy nhiên, cho dù mô hình bể Aerotank có hình dạng và kích thước khác nhau thì cấu tạo cốt lõi của nó vẫn phải đảm bảo được các điều kiện. Như: giữ được lượng bùn lớn, đảm bảo lượng oxy cần thiết . Và tạo điều kiện để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
Nguyên lý hoạt động của bể Aerotank
Nguyên lý hoạt động của bể này diễn ra theo ba quy trình là oxi các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào.
- Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ là khi những bùn hoạt tính được hình thành và phát triển nhanh chóng. Dựa vào tốc độ oxi hóa mà ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ khí oxi. Nếu oxi hóa nhanh thì tiêu thụ khí oxi cũng nhanh và ngược lại. Giai đoạn này tiếp nhận lượng dinh dưỡng trong chất thải cao nên tốc độ sinh trưởng phát triển của vi sinh cũng nhiều.
- Quá trình tổng hợp tế bào mới thì các vi sinh đã ổn định và nhu cầu tiêu thụ oxy của chúng không có gì thay đổi nhiều. Và các chất hữu cơ cũng được phân hủy nhiều nhất. Đồng thời, hoạt lực Enzyme của bùn hoạt tính cũng đạt mức lớn nhất.
- Quá trình cuối cùng là phân hủy nội bào có thể hiểu theo phương trình sau:
C5H7NO2 + 5O2 — Enzyme —> 5CO2 + 2H2O + NH3 +/- H
Trong nguyên lý thì đây là giai đoạn Nitrat hóa các muối Amoni nên tốc độ tiêu thụ oxi lại tăng cao và sau đó lại tiếp tục giảm xuống.
Thế mạnh – hạn chế của bể Aerotank
Thế mạnh
Bể hiếu khí có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ giúp giảm mùi hôi và sự ô nhiễm của chất thải, nước thải. Nó có thể khử khoảng 97% chất rắn lơ lửng và ổn định lượng bùn. Ngoài ra, quá trình xử lý nước thải bằng bể Aerotank cũng giúp loại đi nhiều mầm bệnh trong nước thải công nghiệp. Tạo nên dòng nước sạch và đảm bảo an toàn cho môi trường.
Hạn chế
Quá trình xử lý nước thải nếu gặp sự cố sẽ vẫn ảnh hưởng tới môi trường. Thậm chí còn mang tính độc hại cao hơn bình thường. Đặc biệt đội ngũ thợ cần phải có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp. Mới có khả năng vận hành bể Aerotank hiệu quả.
Hy vọng rằng với bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về bể Aerotank. Mọi chi tiết thắc mắc các bạn có thể liên hệ đến số máy 0963.668.959 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Xin cảm ơn!
- Hút bể phốt tại quận Cầu Giấy
- Hút bể phốt tại quận Đống Đa
- Hút bể phốt tại quận Hà Đông
- Hút bể phốt tại quận Hai Bà Trưng
- Hút bể phốt tại quận Hoàn Kiếm
- Hút bể phốt tại quận Hoàng Mai
- Hút bể phốt tại quận Từ Liêm
- Hút bể phốt tại quận Tây Hồ
- Hút bể phốt tại quận Thanh Xuân
- Hút bể phốt tại quận Long Biên
- Hút bể phốt tại Đông Anh