Bể Mbr là gì ?

Bể MBR và cấu tạo của bể MBR

Bể MBR (Membrane Bioreactor) là loại bể lọc sinh học bằng màng hay còn được coi là hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng. Hiện nay, loại bể này rất được ưa chuộng.

Cấu tạo của bể MBR

Bể này được tạo nên từ các sợi rỗng hình phẳng hoặc dạng ống hoặc có thể là cả hai dạng này được kết hợp với nhau. Mỗi sợi rỗng đó có cấu tạo như một màng lọc riêng biệt với nhiều lỗ nhỏ li ti để ngăn các chất thải, các cặn bẩn đi qua. Trên thị trường hiện nay có phổ biến nhất là 5 loại màng lọc MBR như:

  • Xoắn ốc
  • Sợi rỗng (HF)
  • Phiến và khung (dạng phẳng)
  • Dạng ống
  • Hộp lọc
Bể Mbr là gì ?
Bể Mbr là gì ?

Cơ chế xử lý nước thải bằng màng của bể MBR

Nước thải sau khi được xử lí sơ bộ sẽ được đưa vào bể hiếu khí hoặc kỵ khí. Trong các bể này có lắp sẵn màng MBR. Nước thải đi qua màng lọc và màng đó giữ các tạp chất, cặn bẩn ở lại, chỉ cho nước sạch xuyên qua được. Sau đó, chúng sẽ được bơm vào bể chứa nước sạch.
Chú ý trường hợp áp suất trong bể cao hơn hẳn mức bình thường là 10 -13 kpa thì hai ống hút sẽ tự ngắt và ngay lúc đó ống bơm thứ 3 cũng đồng thời hoạt động trở lại. Ngay tại lúc này, máy sẽ rung để các chất thải, cặn bẩn rắn rơi xuống.

Vì sao bạn nên lựa chọn sử dụng công nghệ bể MBR

  • Tiết kiệm không gian và chi phí bởi kích thước của phần bể nén bùn vừa đủ, không cần xây thêm bể lắng
  • Bể có khả năng lưu trữ nước trong vòng 2.5 đến 5h
  • Công nghệ MBR giúp thời gian lưu trữ bùn dài hơn và ít tạp chất hơn
  • Vận hành đơn giản, không tốn nhiều nhân công
  • Chất lượng nước sau khi lọc đảm bảo, đạt chất lượng loại A của QCVN 14:2008/ BTNMT. Vì thế có thể hoàn toàn tái sử dụng nước đó
  • Phù hợp với những địa hình lắp đặt phức tạp
  • Tự động hóa cao

Tuy nhiên, ngoài những tính ưu việt ấy thì MBR cũng còn có nhiều nhược điểm như: thường xuyên xảy ra sự cố, giảm hiệu suất lọc. Bể được tẩy rửa, làm sạch định kỳ trong khoảng từ 6 – 12 tháng.

Công nghệ xử lý nước thải MBR thường được áp dụng ở đâu?

Công nghệ này được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học hoặc các hợp chất như BOD, P, N.

Ví dụ:

  • Nước thải sinh hoạt: áp dụng với những nơi như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng,…
  • Nước thải công nghiệp thực phẩm: nhà máy sản xuất sữa, chế biến thủy hải sản,…
  • Nước thải bệnh viện, phòng khám và trạm y tế

Vậy trên đây là bài viết khái quát kiến thức cơ bản về bể MBR. Mong rằng, qua đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu thêm về loại bể ưu việt này. Từ đó, bạn sẽ có cách lựa chọn sử dụng thông minh hơn. Mọi chi tiết xin liên hệ tới hotline 0963.668.959 để được hỗ trợ tại chỗ.
Xin cảm ơn!

Scroll to Top
Scroll to Top