Một trong những khâu quan trọng nhất và cần phải hoàn thiện chính xác tại bất kỳ công trình xây dựng nhà ở nào đó chính là đi đường nước trong nhà. Tuy nhiên, cách đi đường nước trong nhà vệ sinh nhanh, chính xác và đảm bảo tiết kiệm chi phí thì không phải ai cũng biết. Vậy làm sao để đi đường nước trong nhà vệ sinh, công trình phụ, bình nóng lạnh một cách tối ưu nhất?
Sơ đồ đường nước cơ bản trong nhà
Có thể hiểu đơn giản, sơ đồ đường nước là những bản vẽ. Mô tả chính xác hệ thống cấp nước của gia đình và thể hiện một vài yếu tố:
- Mặt bằng cấp thoát nước
- Sơ đồ đứng cấp thoát nước:
- Chi tiết cấp thoát nước nhà vệ sinh
- Các chi tiết, thiết bị cấp thoát nước
- Các khối lượng vật tư cần thiết
Một nhà vệ sinh ngoài hệ thống đường điện âm tường để cấp năng lượng cho các thiết bị. Đường nước cấp và thoát cũng vô cùng quan trọng. Trong đó bạn cần chú ý rất nhiều đến các phần chính không thể thiếu là:
- Hệ thống cấp nước: Bể âm, bể trên cao, các máy bơm, thiết bị đóng ngắt, đường ống cấp nước lên xuống
- Đường ống thoát nước: Thoát nước sàn, thoát nước từ thiết bị sử dụng nước, ống thoát thải bồn cầu…
- Các thiết bị sử dụng: Bồn cầu, chậu rửa mặt, rửa bát, bồn tắm, chậu rửa tay…
Tiêu chuẩn đường kính ống cấp nước trong nhà vệ sinh, nhà tắm
- Ống cấp nước có đường kính ít nhất là: Φ > 20 mm
- Ống thoát nước chính: Có Kích thước Φ > 102mm.
- Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm
- Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45o . Φ >38m.
- Ống thoát bồn vệ sinh: Φ > 78 mm.
- Các ống cho bồn tắm, bồn rửa mặt: kích thước Φ > 38 mm.
- Ống thông khí: Đường ống nối với một hệ thống thoát nước phải đảm bảo không khí vào ra của hệ thống thoát nước là: Φ> 38mm mm.
- Ngoài ra còn những đường ống khác: Φ > 38.
Những nguyên tắc cơ bản để đi đường nước trong nhà vệ sinh
Vị trí lắp đặt hợp lý
Ta phải xác định được vị trí hợp lý và khoa học nhất. Bạn cần thiết kế bản vẽ lắp đặt đảm bảo đường đi sẽ thuận tiện cho công việc quản lý hay bảo dưỡng định kỳ dễ dàng nhất. Sau đó, bạn hãy thiết kế kế sơ đồ đường ống nước nhà vệ sinh, nóng lạnh, nhà tắm càng chi tiết thì càng giúp việc thi công tốt hơn.
Vị trí lắp đặt bể chứa
Bể chứa để dự trữ hay bơm nước phục vụ nhu cầu dùng và khử trùng nước khi chất bẩn lắng bên dưới. Chúng ta sẽ lắp đặt chìm trên cao với ống cấp nước kích thước đảm bảo được tách riêng biệt. Đồng thời, chúng ta sử dụng van 1 chiều ở những máy bơm để đảm bảo an toàn.
Đường ống dẫn đảm bảo ngắn nhất
Đường nối từ đầu vào tới những thiết bị cấp nước phải được lựa chọn và tính toán kỹ càng theo con đường ngắn nhất.
Đường ống dạng thẳng đứng cần phải đặt trong hộp kỹ thuật
Đối với thiết bị đi đường nước trong nhà: bồn chứa, bình nóng lạnh, máy giặt, máy rửa bát,.. nên đặt trong hộp kỹ thuật ở gần đã được xác định từ trước.
4 điều cần lưu ý trong cách đi đường nước nhà vệ sinh
Ống thoát nước bồn cầu luôn thấp nhất
Công nghệ hiện đại, rất nhiều công trình hiện nay có thể ghép luôn 2 loại ống thải nước và ống thải bồn cầu vào làm một. Nên khi đó, đặc biệt phải thiết kế đường thoát thải bồn cầu phải thấp nhất. Tránh việc tràn nước từ nơi bồn cầu đến các thiết bị khác và cũng giúp tránh được mùi hôi thối.
Tính toán kỹ trong việc đặt ống thông khí
Rất nhiều công trình sử dụng đường nước có áp lực rất yếu. Mặc dù bể đặt trên cao và các đường gấp đều dùng cút chếch. Tuy nhiên mọi người lại không hiểu lý do tại làm sao nó lại như vậy.
Khi kỹ thuật lắp ống đặt chuẩn, bạn thấy hiện tượng như vậy nên để ý đến ống thông khí. Bởi như vậy nghĩa là hệ thống đường nước cấp – thoát đang bị dồn nén khí bên dưới quá nhiều. Khi xả nước nó sẽ không có đường cho khí thoát ra. Càng ngày nén càng mạnh nên nước chảy không đều. Với hệ thống bể phốt, tình trạng ấy khiến cho khả năng tự hoại kém đi, mùi hôi hay bị bốc ngược lại bồn cầu.
Dùng nhiều cút vuông để chuyển hướng
Cút vuông sẽ không tạo ra dòng chảy tốt cho nước. Nó khi bị chuyển hướng đột ngột như vậy sẽ tạo ra 2 tình huống bất lợi: Dòng nước chảy không đều và có hiện tượng dội ngược lại; Gấp khúc đột ngột khiến tại điểm đó dễ bị ứ tắc. Tạo cơ hội cho các mảng bám có thể được giữ lại trong cống. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng 2 ống chếch tù thay cho 1 cút góc vuông.
Nên tạo ra các đầu nước chờ sẵn
Tránh việc phải đục phá khi thiết kế hệ thống nước âm tường rồi. Nhưng về sau lại muốn lắp thêm thiết bị nào đó. Hoặc thay đổi vị trí của các thiết bị phải đục phá tường. Cải tạo lại đường cấp – thoát nước. Chúng tôi khuyên bạn nên luôn luôn đặt thêm những đầu nước chờ sẵn. Khi cần chỉ việc bịt đầu cũ lại và nối đầu mới rồi sử dụng.
- Hút bể phốt tại quận Cầu Giấy
- Hút bể phốt tại quận Đống Đa
- Hút bể phốt tại quận Hà Đông
- Hút bể phốt tại quận Hai Bà Trưng
- Hút bể phốt tại quận Hoàn Kiếm
- Hút bể phốt tại quận Hoàng Mai
- Hút bể phốt tại quận Từ Liêm
- Hút bể phốt tại quận Tây Hồ
- Hút bể phốt tại quận Thanh Xuân
- Hút bể phốt tại quận Long Biên
- Hút bể phốt tại Đông Anh