Chất thải nguy hại là gì ?
Theo quy chế quản lý chất thải nguy hại (CTNH), chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc các hợp chất. Có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác). Hoặc kết hợp với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải nguy hại phát sinh từ đâu?
Lý do phát sinh chất thải có thể kể đến từ rất nhiều nguồn như: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; hoạt động của công sở, cửa hiệu, trường học; từ các bệnh viện; các hoạt động sinh hoạt khác.
Các thành phần nguy hại trong chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt bao gồm:
- Các thành phần nilon, bao bì bằng chất dẻo
- Thành phần pin (có chứa thành phần chì và thủy ngân bên trong). Hay keo diệt chuột (có chứa thành phần hóa chất độc hại)
- Các chi tiết điện và điện tử thải
- Các thành phần nguy hại từ các cơ sở dịch vụ chủ yếu bao gồm các cặn kim loại, dầu mỡ, lõi nhựa…
Cách giảm thiểu và xử lý chất thải nguy hại
Bước 1: Lưu giữ chất thải nguy hại
Có hai nguồn phát để thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại. Đó là tại các cơ sở công nghiệp và tại các cơ sở y tế.
Đối với việc lưu giữ CTNH trong các cơ sở công nghiệp. Phải được áp dụng ngay từ khâu đầu phát sinh ra rác thải. Những khu lưu trữ này cần phải riêng biệt, chất thải nguy hại phải được lưu giữ an toàn. Và không gây ra những hủy hoại môi trường.
Thứ hai là việc thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế. Công việc này là mấu chốt trong toàn bộ quá trình quản lý. Bởi vì chúng được chia thành nhiều loại khác nhau và việc phân loại không đúng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nguy hiểm sau này. Những chất thải sắc nhọn cần được đựng trong các túi đựng riêng. Nếu không sẽ chọc thủng và dễ gây ra phát tán mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài ra các chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phòng lạnh để tránh sự phân huỷ trong quá trình lưu giữ.
Bước 2: Vận chuyển chất thải
Các bước vận chuyển cần lưu ý và thận trọng. Tuân thủ theo những nguyên tắc và quy định nghiêm ngặt từ nhà nước.
Bước 3: Xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại
Trong các quy trình sản xuất, rất khó để đảm bảo không có bất kỳ lỗi sai nào khiến dư thừa chất thải nguy hại. Vì vậy làm sao để xử chúng một cách an toàn nhất? Chúng ta cần làm theo các nguyên tắc chung sau đây
- Giảm lượng và độ độc của CTNH tại nguồn thải
- Xử lý bằng cách tách các chất thải nguy hại; biến đổi hóa tính, sinh học nhằm phá huỷ các CTNH hoặc biến thành các chất ít nguy hại hơn hoặc không gây nguy hại; thải bỏ các chất thải nguy hại theo đúng kỹ thuật để không gây tác hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Xử lý theo phương pháp cơ học: Trên thực tế, phương pháp này thường được dùng để chuẩn bị chất thải trong quá trình xử lý sơ bộ của phương pháp xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt.
Tuy nhiên, với những phương pháp trên, chúng đều có giá thành cao. Vì vậy chỉ được áp dụng ở một vài nơi.
Trên đây là bài viết tổng hợp về chất thải nguy hại. Hy vọng rằng nó đã giúp các bạn mở rộng thêm hiểu biết và có thể tìm được cách bảo vệ bản thân mình. Mọi chi tiết xin liên hệ tới số máy nóng 0963.668.959 để được hỗ trợ tư vấn.
Xin cảm ơn!
- Hút bể phốt tại quận Cầu Giấy
- Hút bể phốt tại quận Đống Đa
- Hút bể phốt tại quận Hà Đông
- Hút bể phốt tại quận Hai Bà Trưng
- Hút bể phốt tại quận Hoàn Kiếm
- Hút bể phốt tại quận Hoàng Mai
- Hút bể phốt tại quận Từ Liêm
- Hút bể phốt tại quận Tây Hồ
- Hút bể phốt tại quận Thanh Xuân
- Hút bể phốt tại quận Long Biên
- Hút bể phốt tại Đông Anh