Cơ chế hoạt động của vi khuẩn trong bể phốt

Bể phốt hay còn có tên gọi khác là bể tự hoại, đây chính là nơi chứa đựng các chất thải từ bồn cầu xuống. Qua một thời gian các chất thải này sẽ bị phân huỷ chuyển thành thể lỏng rồi mới theo hệ thống ống thoát nước chảy ra ngoài nhờ vi khuẩn. Vậy, cơ chế hoạt động của vi khuẩn trong bể phốt như thế nào?

Có các loại bể phốt tự hoại nào trên thị trường hiện nay?

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều loại bể phốt tự hoại khác nhau, tùy theo địa hình và nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính của mỗi gia đình. Có 2 loại bể phốt tự hoại phổ biến nhất, đó là:

  • Bể phốt tự hoại 3 ngăn
  • Bể phốt tự hoại 2 ngăn

Sơ đồ đường đi của chất thải

Mọi chất thải như phân, nước tiểu, chất thải sinh hoạt,… từ các thiết bị như toilet, chậu rửa bát, rửa mặt, lỗ thoát sàn… Sẽ đi qua đường ống dẫn thải để xuống bể phốt.

Tại ngăn chứa đầu tiên của bể phốt. Chất thải tươi bao giờ cũng lơ lửng trên bề mặt của hỗn hợp bên trong. Bởi nó còn chứa nhiều hữu cơ nên nhẹ hơn mùn đã phân hủy. Khi chất thải tươi này theo thời gian sẽ bị phân hủy đi. Chất cặn bẩn khó phân hủy sẽ lắng xuống đáy bể. Hỗn hợp chất lỏng còn lại sẽ trôi theo ống thông nhau đi qua các ngăn còn lại để lọc nốt. Cuối cùng nước sạch được đẩy ra ngoài.

Sơ đồ đường đi của chất thải
Sơ đồ đường đi của chất thải

Bể phốt tự hoại hoạt động dựa theo nguyên lý gì?

Lý do bạn nên tìm hiểu thật kỹ nguyên lý hoạt động của bể phốt tự hoại là để tiện cho việc lên phương án thiết kế và sử dụng sao cho phù hợp nhất, từ đó tăng tuổi thọ cho công trình.

Nguyên lý của bể tự hoại dựa vào sự phân hủy các chất thải của vi sinh vật có trong hầm bể phốt.

Tại hầm bể phốt đã có một lượng nước nhất định, dưới đáy của ngăn chứa là 1 lớp bùn bể phốt có rất nhiều các vi sinh vật ở đó.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt
Nguyên lý hoạt động của bể phốt

Các chất thải rắn, kim loại nặng hoặc vật chất khó tiêu sẽ lắng xuống đáy bể. Các chất thải lỏng, hợp chất lơ lửng sẽ tràn qua ngăn lọc hoặc ngăn lắng. Theo thời gian và khi gặp điều kiện lý tưởng, các chất thải rắn sẽ dần được các vi sinh vật phân hủy, trở thành bùn bể phốt. Còn các chất như nhựa hoặc kim loại thì sẽ không thể tiêu hủy và lẫn vào cùng với lớp bùn bể phốt.

Tại ngăn lắng và ngăn lọc, các hợp chất sẽ được phân hủy lần nữa trước khi chính thức thải ra môi trường. Việc hầm bể phốt có càng nhiều vi sinh vật và lớp bùn bể phốt không quá đầy thì nước thải ra sẽ khá trong và đảm bảo an toàn với môi trường.

Điều kiện để bể phốt hoạt động tốt

Để bể phốt hoạt động tốt và đúng chức năng nguyên lý, cần lắp đặt hệ thống này sao cho đúng và tiện lợi. Bên cạnh đó, yếu tố nhiệt độ, lưu lượng dòng nước thải và thời gian chứa chất thải cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của chúng. Ngoài ra, vai trò của các vi sinh vật, vi khuẩn, nấm có trong bể là một nhân tố quan trọng khiến bể hoạt động tốt hơn rất nhiều.

 

Scroll to Top
Scroll to Top