Xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật có trong nước thải

Bạn thường không quan tâm đến hệ thống nước thải nhiều. Nhưng đó lại là nơi có khả năng cao gây ra các mầm bệnh. Chính vì thế xử lý nước thải là điều rất cấp bách hiện nay.

Ở nước thải sinh hoạt bao gồm các thành phần như phân, nước rửa, tắm giặt, thức ăn thừa… Chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, cá thể có thể kể đến như:

  • Các vi khuẩn gây thối như Pseudomonas fluorescens, P. aeruginosa, Bac.subtilis, Enterobacter cloacae …
  • Các đại diện của các nhóm khác như vi khuẩn phân giải đường, tinh bột, cellulose, urea…
  • Ngoài ra còn có các vi khuẩn thuộc nhóm Coliform – vi sinh vật chỉ thị cho mức độ ô nhiễm phân trong nước ở mức độ cao

Trong nước thải sinh hoạt cũng chứa nhiều bào tử cà sợi nấm mốc. Các giống nấm này phát triển rộ lên và tạo thành những đám nấm đáng sợ. Gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe con người.

Ở nước thải công nghiệp, phải kể đến một đại diện cho vi khuẩn dạng ống đó là vi khuẩn Sphaerotilus natans, thường hay bị nhầm là “nấm nước thải”. Sphaerotilus natans thường được thấy có trong nước thải của các nhà máy cellulose và thực phẩm. Do sự phát triển mạnh của nó, oxygen bị tiêu thụ nhiều. Nếu một lượng lớn Sphaerotilus natans tích tụ ở những vùng nước lặng thì sẽ xuất hiện tình trạng cảnh báo về oxygen. Cả khối Sphaerotilus natans sẽ chết vì bị thối rửa, H2S cùng một số chất khác sẽ xuất hiện cùng một lúc. Ngoài ra, một số nước thải cũng phát hiện nhiều vi khuẩn phản nitrat hoá như Thiobacillus denitrificans, Micrococcus denitrificans; vi khuẩn sinh methane (CH4) .. Hay trong nước thải chứa dầu, người ta cũng tìm thấy các vi khuẩn phân giải hydrocarbon như Pseudomonas, Nocardia…

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Một số tác nhân gây bệnh khiến bạn cần xử lý nước thải

Trên thực tế, các vi sinh vật gây bệnh thường không sống lâu trong nước thải nhưng chúng cũng có thể tồn tại trong một thời gian nào đó tuỳ từng loại vi khuẩn. Trong thời gian này nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ gây các bệnh truyền nhiễm. Trong đó có thể kể đến một số tác nhân như sau:

  • Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ (Shigella): Thích hợp sống ở nhiệt độ càng thấp, tuổi thọ chúng càng cao. Sống tối đa 12 ngày ở trong nước cống
  • Vi khuẩn gây bệnh thương hàn (Salmonella dysenteriae) : Vi khuẩn này thường sống được trong vòng 20 ngày vào mùa hè và 60 ngày vào mùa đông.
  • Xoắn khuẩn (Leptospira) : Gây nên các chứng sưng gan, sưng thận và tê liệt hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể sống tối đa 33 ngày ở 250 độ C.
  • Trực trùng đường ruột (E. Coli): Có thể sống tối đa trong nước thải từ 9 đến 14 ngày
  • Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis): Sống tối đa được 3 tuần trong nước thải.
  • Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) : Sống tối đa 13 ngày trong nước thải.
  • Các virus (Adenovirus, Echo, Coxsackie …) cũng có chu kỳ sống ngắn như các vi khuẩn
  • Các vi khuẩn gây bệnh nói trên phân tán tương đối chậm trong đất khô, trong đó nước phân tán theo chiều ngang trong khoảng 1m, trong khi đó ảnh hưởng theo chiều sâu tận khoảng 3m.

Vai trò của các vi sinh vật tham gia xử lý nước thải

Các chất hữu cơ trong nước thải có thể liên tục chuyển hóa bởi các vi sinh vật bằng cách tổng hợp thành tế bào (nguyên sinh chất) mới. Một lượng khác các chất hữu cơ lại được oxy hóa để sinh năng lượng cần thiết cho việc tổng hợp.
Ta dựa trên phương thức phát triển vi sinh vật mà chia thành 2 nhóm như sau

  • Các vi sinh vật tự dưỡng: Có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu năng lượng và sử dụng CO2 làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp
  • Các vi sinh vật dị dưỡng: Thực hiện các phản ứng sinh tổng hợp bằng cách sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon

Trên đây là bài viết về xử lý nước thải bằng vi sinh vật. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp ích cho các bạn. Mọi thắc mắc xin liên hệ đến số máy 0963.668.959 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Xin cảm ơn!

Scroll to Top
Scroll to Top